Thị trường biến động trước triển vọng ECB hạ lãi suất

VTV Digital-Thứ hai, ngày 15/04/2024 11:53 GMT+7

VTV.vn - Có thể nói là tiến trình lãi suất của các ngân hàng Trung ương lớn đang được xem là một trong những yếu tố hàng đầu chi phối diễn biến các thị trường thời gian tới.

Không chỉ tại Mỹ, thị trường châu Âu cũng vừa trải qua một tuần nhiều thách thức, với chỉ số tổng hợp Stoxx 600 giảm nhẹ khoảng 0,3% trong cả tuần, nhiều sàn chính như Đức và Pháp cũng chung đà đi xuống.

Dù vậy, đà giảm của chứng khoán châu Âu đã phần nào được kiềm chế khi Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB tiếp tục phát đi tín hiệu sẽ hạ lãi suất đúng lộ trình từ tháng 6. Riêng thị trường Anh đã giữ được sắc xanh trong tuần nhờ các số liệu kinh tế cho thấy quốc gia này đang trên đà thoát khỏi suy thoái kỹ thuật.

Có thể nói là tiến trình lãi suất của các ngân hàng Trung ương lớn đang được xem là một trong những yếu tố hàng đầu chi phối diễn biến các thị trường thời gian tới.

Dù trải qua giai đoạn nhiều giai đoạn thử thách gần đây, cơ bản chứng khoán Mỹ vẫn giữ được đà đi lên tích cực từ đầu năm, với S&P 500 tăng hơn 8% trong năm 2024 và vừa trải qua quý I ấn tượng nhất kể từ năm 2019 nhờ vào nhiều lực đẩy.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn - Tập đoàn RSM tại Mỹ nhận định: "Nền kinh tế Mỹ vẫn vững vàng ở cả phía doanh nghiệp và người tiêu dùng, giúp đẩy lợi nhuận doanh nghiệp đi lên và tạo ra định giá cổ phiếu tốt hơn. Việc lạm phát bình quân liên tục đi xuống cũng giúp tăng biên lợi nhuận, kích thích nhà đầu tư gia nhập thị trường. Và cuối cùng là động lực từ làn sóng các cổ phiếu ngành AI như Nvidia hay SuperMicro".

Thị trường biến động trước triển vọng ECB hạ lãi suất - Ảnh 1.

Đà giảm của chứng khoán châu Âu đã phần nào được kiềm chế

Tuy nhiên, thị trường các tuần qua đã chịu nhiều tác động tiêu cực hơn, trong bối cảnh lạm phát tiêu dùng tại Mỹ có những tín hiệu "nóng" trở lại khiến lộ trình hạ lãi suất của Fed bị đặt dấu hỏi.

Ông Robert Conzo - Hãng tư vấn đầu tư The Wealth Alliance cho biết: "Thị trường đi xuống bởi nhiều lý do, như xung đột leo thang ở Trung Đông trong khi lo ngại Fed không thể hạ lãi suất vào tháng 6 như kỳ vọng và tiếp đó là các ngân hàng lớn cảnh báo lợi nhuận ròng không đạt kỳ vọng, tạo ra một tâm lý tiêu cực cho thị trường".

Hiện thị trường chỉ còn dự báo 22% khả năng Fed sẽ hạ lãi suất trong tháng 6, so với 72% cách đây một tháng. Dù vậy, các chuyên gia vẫn kỳ vọng còn những yếu tố khác có thể ảnh hưởng tích cực với thị trường.

Tiến sĩ Nguyễn Minh Tuấn - Tập đoàn RSM tại Mỹ chia sẻ: "Thị trường vẫn sẽ còn nhiều cơ hội để cải thiện nếu Fed bắt đầu hạ lãi suất. Không cần quá lo ngại việc kinh tế "nóng" hơn dự báo ảnh hưởng đến lạm phát, bởi khi đó doanh nghiệp vẫn được hưởng lợi kể cả trong điều kiện lãi suất cao. Chúng tôi vẫn kỳ vọng rằng, lãi suất sẽ đi xuống trong năm nay, dù kinh tế mạnh mẽ có thể làm Fed thắt chặt lâu hơn".

Trong khi lộ trình của Fed trở nên khó đoán, kết quả cuộc họp vừa qua cho thấy, ECB có thể đi trước Fed để hạ lãi suất từ tháng 6 tới như kỳ vọng - một yếu tố có lợi với các thị trường khu vực châu Âu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước