Chia rẽ sâu sắc tại Hội nghị chống rác thải nhựa

Vân Ánh-Thứ tư, ngày 24/04/2024 21:55 GMT+7

VTV.vn - Các quốc gia trên thế giới đang chịu áp lực phải đạt được tiến bộ trong đàm phán cho ra đời hiệp ước chống rác nhựa toàn cầu.

Đàm phán bắt đầu từ hôm 23/4 tại thủ đô Canada và phải đối mặt với thực tế là các bên đang chia rẽ sâu sắc về những nội dung trong hiệp ước.

Nếu 175 nước có thể đồng ý về một hiệp ước ràng buộc về mặt pháp lý nhằm giải quyết không chỉ việc nhựa bị loại bỏ như thế nào mà còn cả lượng nhựa được sản xuất và cách sử dụng thì hiệp ước này có thể trở thành hiệp ước quan trọng nhất để giải quyết vấn đề phát thải, làm khí hậu toàn cầu nóng lên, kể từ Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris năm 2015.

Nhưng khi các cuộc đàm phán bắt đầu thì đã có sự phản đối kiên quyết từ các tổ chức vận động hành lang của ngành hóa dầu và một số chính phủ phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Khi áp lực giảm nhiên liệu hóa thạch ngày càng tăng, các công ty dầu khí đã chú ý nhiều hơn đến lĩnh vực kinh doanh nhựa như một chiếc xuồng cứu sinh, một thị trường có thể phát triển.

Theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, mỗi ngày, một lượng rác nhựa tương đương 2.000 xe chở rác được đổ ra đại dương, sông, hồ trên thế giới. Con người ngày càng hít thở, ăn uống phải nhiều hạt nhựa nhỏ li ti hơn.

Chia rẽ sâu sắc tại Hội nghị chống rác thải nhựa - Ảnh 1.

Hành trình đấu tranh chống rác thải nhựa vẫn còn rất dài (Ảnh: CTV News)

Anh Michal Benedict, một người biểu tình, cho rằng: "Tất cả hoạt động sản xuất nhựa tích lũy nên ô nhiễm nhựa và chúng ta cần phải ngừng làm điều này vì nó đang giết chết chúng ta. Nó đang giết chết thế giới".

Ông Steven Guilbeault - Bộ trưởng Bộ Môi trường và Biến đổi Khí hậu Canada - cho rằng: "Nhựa đã trở thành đại diện của văn hóa tiêu dùng vào giữa thế kỷ 20. Rẻ, có thể vứt đi được và mới lạ. Chúng ta đã nghĩ vậy. Chúng ta đã rèn luyện bản thân để trở nên phụ thuộc vào văn hóa tiêu dùng một lần và nó đã tạo ra một thế hệ chuyên vứt đồ đi. Chúng ta ở đây ngày hôm nay vì chúng ta nhận ra rằng chúng ta phải vứt bỏ thế hệ chuyên vứt đồ đi này".

Bà Inger Andersen - Giám đốc điều hành Chương trình môi trường Liên hiệp quốc - cho rằng: "Vấn đề là phải tính đến tất cả mọi người và tất cả các nền kinh tế. Ở mỗi quốc gia đều có ngành nhựa, có công ăn việc làm gắn với ngành nhựa. Khi chúng ta chuyển sang thói quen tái sử dụng và tái chế thì cũng có những cơ hội việc làm như thế ở mọi quốc gia".

Ngày Môi trường thế giới (5/6): Giảm rác nhựa trong du lịch biển Ngày Môi trường thế giới (5/6): Giảm rác nhựa trong du lịch biển

VTV.vn - Phân loại rác, giảm thiểu túi nylon là nỗ lực giảm rác thải nhựa trong mùa cao điểm du lịch biển tại nhiều địa phương

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước