Đưa văn hóa truyền thống đến với trường học

PV-Thứ sáu, ngày 10/05/2024 12:37 GMT+7

VTV.vn - Việc đưa văn hóa vào trường học ở hơn 800 cơ sở giáo dục của tỉnh Hà Giang đã được thực hiện sôi nổi, đa dạng các hình thức, từ âm nhạc, trang phục đến trò chơi dân gian.

Việc đưa văn hóa vào trường học ở hơn 800 cơ sở giáo dục của tỉnh Hà Giang cho đến nay được thực hiện sôi nổi, đa dạng các hình thức, từ âm nhạc, trang phục đến các trò chơi dân gian…

Triển khai Đề án "Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2030" của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, nhiều trường phổ thông dân tộc nội trú đã tổ chức các lớp truyền dạy dân ca, dân vũ cho học sinh, mang lại hiệu quả thiết thực. Đến nay, nhiều địa phương đã đầu tư mạnh mẽ hơn cho văn hóa, con người, đặc biệt là lan tỏa bản sắc văn hóa địa phương tới đông đảo người dân, sức mạnh mềm cho sự phát triển bền vững.

Tỉnh vùng cao biên giới Hà Giang xác định bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống là việc làm có ý nghĩa quan trọng để không ngừng bồi đắp trong học sinh lòng tự hào về truyền thống văn hóa, đoàn kết các dân tộc.

Đưa văn hóa truyền thống đến với trường học - Ảnh 1.

Bà Vũ Thị Kim Chung - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang cho biết: "Ngay từ năm 2016, tỉnh đã đưa đề án giáo dục kỹ năng sống vào trường học, năm 2021, kế hoạch đưa giáo dục truyền thống vào trường học. Giáo dục con người sẽ là một quãng thời gian rất dài, chúng tôi hy vọng vào một thế hệ có những phẩm chất, kỹ năng thực hiện tốt cuộc sống của mình, trở thành những cột mốc sống nơi biên cương, giữ gìn quê hương…".

Trải qua nhiều năm tháng, đồng bào Lự ở Tam Đường, Lai Châu, một trong số các dân tộc rất ít người vẫn lưu giữ được bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Một trong những cách làm hiệu quả là đưa văn hóa truyền thống vào nhà trường.

Cô giáo Đỗ Thị Hiền - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Bản Hon, Tam Đường, Lai Châu chia sẻ: "Nhà trường thành lập 3 câu lạc bộ: âm nhạc, trò chơi dân gian, thêu trang phục truyền thống. Một tuần sẽ có một ngày các em mặc đồng phục dân tộc đến trường".

Trong chiến lược phát triển văn hóa, con người luôn là chủ thể. Với các địa phương vùng biên giới thì điều này càng quan trọng bởi mỗi một người dân với lòng yêu đất nước, lòng tự hào về bản sắc văn hóa chính là một cột mốc sống giữ biên cương.

Tái hiện trò chơi dân gian truyền thống tại Lễ hội Đền Hùng Tái hiện trò chơi dân gian truyền thống tại Lễ hội Đền Hùng

VTV.vn - Tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã diễn ra nhiều trò chơi dân gian truyền thống, thu hút đông đảo nhân dân, du khách tới vui chơi, trải nghiệm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước