Khát kinh phí, cạn tài nguyên trong bảo tồn di tích

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 03/04/2024 15:01 GMT+7

VTV.vn - Theo các chuyên gia, việc bảo tồn di tích cần được tính toán lại, để tìm ra con đường đúng đắn giải cứu di tích.

Trải qua hàng trăm năm năm xây dựng, nhiều di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật trên khắp cả nước đang bị xuống cấp, thậm chí hư hỏng nặng nề, cần phải được tu bổ, sửa chữa. Việc tu bổ, tôn tạo di tích tiếp tục được quan tâm trong dự thảo Chương trình mục tiêu quốc gia chấn hưng phát triển văn hóa và xây dựng con người giai đoạn 2025 – 2030. Theo đó, đến năm 2030 có 95% di tích quốc gia đặc biệt và khoảng 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo.

Thế nhưng, tình hình thực tế khách quan cho thấy việc giải cứu các di tích xuống cấp vẫn là nhiệm vụ khó khăn phức tạp vì không chỉ thiếu kinh phí, sự hạn hẹp nhiều nguồn lực cũng đang gây ra nhiều cản trở. "Các di tích lịch sử của chúng ta có 3/4 là làm bằng gỗ. Một cái đình cũng phải dự trù hàng trăm m3 gỗ. Vậy để tu bổ hàng trăm, hàng ngàn di tích phần lớn có nguồn gốc từ gỗ thì phải đầu tư vài chục ngàn m3 gỗ, lấy ở đâu ra", GS.TS Hoàng Đạo Kính bộc bạch.

Việc trùng tu di tích còn gặp nhiều khó khăn trong khi các di tích đang ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Thời gian qua, nhiều di tích dù được xác lập danh hiệu di tích quốc gia, di tích thành phố nhưng cho đến nay, gần như chỉ còn giá trị trên danh nghĩa. Có di tích đã bị biến dạng hoàn toàn. Trong công tác bảo tồn di tích, trùng tu, tôn tạo, việc thực hiện đúng thời điểm rất quan trọng, bởi nếu không kịp thời thì khó có cơ hội trọn vẹn để bảo tồn và lưu giữ.

Trong hơn 41.000 di tích được thống kê tại Việt Nam, có 4000 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia, hơn 9.000 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh. Số lượng di tích xuống cấp ngày càng nhiều thì áp lực lên công tác trùng tu càng lớn. Nếu chỉ trông chờ vào nguồn kinh phí Nhà nước thì khó có thể thực hiện được công tác trùng tu trên diện rộng. Trong khi đó, không phải di tích nào cũng có thể huy động được nguồn lực từ xã hội. Theo các chuyên gia, đã tới lúc cần nhìn nhận lại hiện trạng của các di tích, để đánh giá tính khả thi của công tác trùng tu di tích, từ đó tìm ra con đường đúng đắn để giải cứu di tích.

Di tích, bảo tàng loay hay chưa dám liên kết, liên doanh vì sợ sai quy định Di tích, bảo tàng loay hay chưa dám liên kết, liên doanh vì sợ sai quy định

VTV.vn - Nhiều điểm nghẽn khiến nguồn lực xã hội không thể chảy vào lĩnh vực văn hóa, gây khó khăn cho các đơn vị bảo tàng, nhà hát, di tích.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước