Những phong tục truyền thống trong ngày Tết Đoan ngọ

Hương Uyên-Thứ năm, ngày 22/06/2023 09:31 GMT+7

VTV.vn - Nhân dịp Tết Đoan Ngọ 2023, với mong muốn tôn vinh truyền thống văn hoá của dân tộc, TT Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức trưng bày “Tết Đoan Ngọ Thăng Long xưa".

Tết Đoan Ngọ được xem là một trong những ngày lễ tết quan trọng bậc nhất trong năm của người Việt. Ngày Tết Đoan Ngọ trong các triều đại phong kiến, trong cung đình và ngoài dân gian có những nghi thức và phong tục khác nhau, nhưng đều là dịp để con cháu tìm về cội nguồn, nhớ ơn đức tổ tông.

Tết Đoan Ngọ trong dân gian cũng có những phong tục hết sức độc đáo như dâng cúng sản vật mùa hạ lên ông bà tổ tiên, dùng thức ăn để “diệt sâu bọ” trong người, đeo túi thơm và buộc chỉ ngũ sắc...

Những phong tục truyền thống trong ngày Tết Đoan ngọ - Ảnh 1.

Phố Hàng Mụn xưa (nay là phố Hàng Bút) là con phố chuyên may những chùm “túi ngũ sắc”. Dân gian tin rằng chỉ ngũ sắc ứng với màu ngũ hành giúp trừ tà, bột hùng hoàng có tác dụng xua đuổi rắn rết, hạt mùi kỵ gió,... Những “túi ngũ sắc” được các gia đình mua về đeo cho con trẻ vào dịp Tết Đoan Ngọ để xua đuổi côn trùng và là vật trang sức để cầu may, bình an.

 
Những phong tục truyền thống trong ngày Tết Đoan ngọ - Ảnh 2.

Theo quan niệm của người xưa, các loại cây thường hái như ngải cứu, đinh lăng, ích mẫu,... được hái trong giờ Ngọ (từ 11 đến 13 giờ) có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Lá đem về được băm nhỏ, phơi khô dùng để chữa bệnh cho cả năm. 


Những phong tục truyền thống trong ngày Tết Đoan ngọ - Ảnh 3.

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào tháng 5 âm lịch, là ngày bắt đầu cho quãng thời gian nóng nực nhất trong năm, chính vì vậy, chiếc quạt là một vật dụng vô cùng thiết yếu. Không chỉ trong hoàng cung mà ở ngoài dân gian, quạt cũng được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống. 


Những phong tục truyền thống trong ngày Tết Đoan ngọ - Ảnh 4.

Bộ sưu tập quạt mang phong cách quạt the đặc sắc của gia đình nghệ nhân làm quạt truyền thống Lân Tuyết. Đây là dòng quạt cao cấp thường dành cho các tầng lớp vua chúa, quan lại, quý tộc xưa.


Những phong tục truyền thống trong ngày Tết Đoan ngọ - Ảnh 5.

Ngoài ra, trong không gian trưng bày còn có bộ sưu tập quạt nghệ thuật dùng để treo tường làm bằng chất liệu tơ óng của nghệ nhân Lân Tuyết.


Những phong tục truyền thống trong ngày Tết Đoan ngọ - Ảnh 6.

Bên cạnh đó, còn có không gian trưng bày những dụng cụ làm quạt. Hiện nay, một số làng vẫn còn duy trì nghề làm quạt như: làng Vác, làng Chàng Sơn, làng Bình Xá (Hà Nội), làng Xuân Tiến (Nam Định)...


Những phong tục truyền thống trong ngày Tết Đoan ngọ - Ảnh 7.

Mâm lễ phẩm trong ngày Tết Đoan Ngọ với đủ các sản vật của mùa hè. Trong đó có các loại hoa quả như mận, vải, bánh gio và rượu nếp.


Những phong tục truyền thống trong ngày Tết Đoan ngọ - Ảnh 8.

Theo quan niệm dân gian, rượu nếp hội tụ ngũ vị có thể làm cho các loại “sâu bọ” ký sinh trong cơ thể người “say rượu” mà chết đi, chính vì vậy, đây là món ăn không thể thiếu của ngày tết.


Những phong tục truyền thống trong ngày Tết Đoan ngọ - Ảnh 9.

Bánh gio là loại bánh có tính mát, ăn trong thời tiết nóng bức của mùa hè sẽ dễ tiêu và có thể loại trừ bệnh tật trong người.


Việc giới thiệu những nét văn hoá độc đáo trong ngày Tết Đoan Ngọ nhằm giúp công chúng hiểu rõ hơn về các phong tục xa xưa của người Việt, từ đó mang đến cho du khách những trải nghiệm, sản phẩm du lịch đặc sắc, mang đậm dấu ấn truyền thống. 

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước